TIN TỨC SỰ KIỆN

Hoạt động học tập, trải nghiệm mô hình Du lịch cộng đồng xã Thừa Đức, Bến Tre

Ngày 16 tháng 9 năm 2022 vừa qua, sinh viên khoa Quản lý Nhà nước đã có chuyến tham quan mô hình du lịch cộng đồng tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Chuyến đi thực tế này đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn về việc phát triển các dự án dành cho cộng đồng, một trong các nội dung quan trọng trong môn Thẩm định dự án đầu tư công.

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch khai thác nguồn tài nguyên sẵn có với sự tham gia của cộng đồng dân cư – những người trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Nhờ sự giúp đỡ của nhiều tổ chức trong và ngoài nước, sự nỗ lực người dân, dự án du lịch cộng đồng đã được phát triển tại Thừa Đức từ 5 năm trước.

Trong hành trình đi thực tế, Nhà cộng đồng là địa điểm đầu tiên đoàn sinh viên đặt chân đến. Đây được xem là địa điểm gắn kết các hộ dân và là nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, trưng bày giới thiệu sản phẩm “Truyền thống – Bản địa – Mộc Mạc của cộng đồng vùng ven biển Thừa Đức” cho khách du lịch.

Sinh viên K46- khoa Quản lý nhà nước tại Nhà cộng đồng

Tại đây nhóm sinh viên đã tìm hiểu về và nghe giới thiệu về điều kiện tự nhiên của địa phương, về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Được biết, Thừa Đức là xã ven biển thuộc huyện Bình Đạidiện tích tự nhiên 6.045ha, trong đó 3.400ha đất nông nghiệp, hơn 1.657ha đất nuôi trồng thủy sản. Bãi biển Thừa Đức dài 8km, nằm ngay tại cửa biển Cửa Đại, vì vậy, vào mùa mưa, nước biển ở vùng này trở thành nước lợ và có nhiều phù sa, mùa khô sẽ là nước mặn. Môi trường tự nhiên đa dạng và trong lành này là nơi lý tưởng cho nghêu, sò sinh sôi, phát triển. Ngoài thế mạnh về thủy sản, địa phương cũng có nhiều tiềm năng khác như rừng ngập mặn, sản xuất nông nghiệp, điện gió. Được biết thời gian qua, địa phương đã đón nhiều lượt khách tới thăm quan, trải nghiệm.

Vùng cửa biển Cửa Đại

Về sinh hoạt và sản xuất, đoàn tham quan có cơ hội tìm hiểu về các công cụ đánh bắt truyền thống như lưới, đăng, đáy, chày, nôm,… và các sản phẩm đặc trưng nơi đây. Được thiên nhiên ưu đãi, các loại thủy sản ở đây hết sức đa dạng như tôm, sò huyết, nghêu, hàu,…đặc biệt còn có cá dìa, cá nâu và cá chẽm. Đối với nông sản, người dân chủ yếu trồng củ sắn, củ cải trắng và dưa hấu. Ngoài ra, ở các góc nhỏ buổi trưng bày còn có nhiều loại sản phẩm mật ong khác nhau như mật ong rừng, mật ong hoa nhãn, mật ong hoa dừa, v.v.

Các sản vật tại địa phương

Các sản vật tiêu biểu của địa phương sẽ được những người người dân chế biến thành nhiều món đặc sản, đặc biệt là ẩm thực. Trong cuộc thi “Mâm cơm gia đình quê biển Thừa Đức”, các đội đã sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương để chế biến các món ăn hấp dẫn, tươi ngon và giàu giá trị dinh dưỡng.

Sản vật của địa phương được sử dụng trong cuộc thi ẩm thực

Trong suốt hoạt động trải nghiệm tour du lịch, sinh viên được tham quan và nghe người dân chia sẻ về các hoạt động “giữ rừng – bám biển”. Tận dụng lợi thế về thiên nhiên, người dân Thừa Đức đã xây dựng mô hình nuôi trồng các loại thủy sản như hàu, nghêu, sò huyết, khai thác nguồn lợi nghêu theo mô hình đồng quản lý và đạt tiêu chuẩn MSC. Sinh viên có cơ hội được trải nghiệm thu hoạch nghêu, sò huyết cùng người dân địa phương.

Vì là xã ven biển nên Thừa Đức còn sở hữu hệ thống rừng ngập mặn – rừng đước. Rừng ở đây được xem như một người bạn, vừa giúp ngăn chặn xói lở, vừa tạo sinh kế cho các hộ dân. Cụ thể, người dân còn kết hợp việc nuôi tôm sinh thái, cũng như nuôi thả các loài thủy sản khác một cách tự nhiên.

Mô hình ABCD (Assets-Based Community Development), phát triển cộng đồng dựa trên các “tài sản” hiện có là định hướng phát triển cho nhiều địa phương. Dù một xã vùng ven biển nhưng Thừa Đức đang tận dụng tốt những lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Qua thảo luận, nhóm chúng tôi nhận thấy ở nhiều địa phương khác cũng có những thế mạnh nhất định về điều kiện tự nhiên, văn hóa, di sản. Đây là những “tài sản” quý giá, giúp cho địa phương phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững.

Tin, ảnh: Lớp Quản lý công-K46, khoa Quản lý nhà nước

Tin liên quan

ĐH Kinh tế TP HCM đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực công

Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) tích cực liên kết quốc tế để đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu...

Đại học Kinh tế TPHCM: Nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công ở Việt Nam

Với bề dày gần 50 năm hình thành và phát triển, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đại học Kinh tế...

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Quản lý Nhà nước – Những đóng góp vượt bậc cho khu vực công tại phía nam đất nước

Ngày 24/02/2024, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Quản lý Nhà nước. Đây...

Chương trình thiện nguyện và kết nối cộng đồng “Ánh Nắng Mùa Xuân 2024” nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Quản lý Nhà nước (2014 – 2024)

Nằm trong chuỗi sự kiện Chào mừng Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Quản lý Nhà nước (27/02/2014-27/02/2024), vào sáng ngày 17/02/2024 tại trụ sở UBND xã Hòa Xuân...

Mô hình đại học đô thị: Nghiên cứu trường hợp Đại học Công lập Portland

Bài viết trích đăng lại từ bài báo của nhóm tác giả, nội dung bài viết gốc tại đây: https://js.vnu.edu.vn/ER/article/view/4764 Lê Vĩnh Triển1,*, Julia Badcock2   1Đại học Kinh tế...

Đoàn sinh viên Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH và Phân hiệu Vĩnh Long tham gia chương trình trao đổi học thuật và giao lưu văn hóa tại Đại học Khon Kaen, Thái Lan (KKU)

Ngày 20/12/2023 đến ngày 28/12/2023, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và Đại học Khon Kaen, Thái Lan (KKU) đã phối hợp tổ chức chương trình...