Quá trình đổi mới toàn diện đất nước đang diễn ra sâu rộng cùng với những thay đổi nhanh chóng và liên tục về khoa học – kỹ thuật, công nghệ, và kinh tế – xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi những thay đổi lớn trong mô hình phát triển của đất nước, trong đó đổi mới nhận thức về bản chất, vị trí, vai trò của nhà nước, cũng như thay đổi phương thức quản lý, vận hành của nhà nước là cực kỳ cấp bách. Nhìn chung, tư duy mới về nhà nước chỉ ra rằng nhà nước cần giảm dần vai trò cung cấp dịch vụ và tăng cường vai trò hỗ trợ – thúc đẩy; nhà nước tương tác ngày càng nhiều hơn với các tổ chức trong và ngoài nước trong quá trình ban hành chính sách; nhà nước giao và phân quyền ngày càng nhiều hơn cho các đơn vị ở trung ương và địa phương; các quyết định trong cơ quan quản lý nhà nước phải gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững và hướng đến hiệu quả sau cùng, hướng đến các tiêu chí gắn bó hữu cơ với nhau, đó là: chính sách tốt, quản lý hiệu quả, thể chế – pháp lý hỗ trợ, và đạo đức.

Xuất phát từ tầm nhìn và bối cảnh nêu trên, nhóm nghiên cứu Quản lý công và các vấn đề phát triển được hình thành nhằm nghiên cứu chuyên sâu ảnh hưởng của quản lý công trong tiến trình phát triển của Việt Nam, phát triển các cách tiếp cận, các phương pháp đánh giá định lượng, định tính, và kết hợp định tính – định lượng trong các nghiên cứu của mình.

Mục tiêu chung của nhóm:

– Công bố quốc tế: Phối hợp các nhà khoa học của SOG với bên ngoài cùng nghiên cứu công bố quốc tế dưới dạng bài báo, sách trên các tạp chí uy tín, với các nhà xuất bản uy tín. Nâng cao chất lượng công bố hàng năm, tỷ lệ thành viên SOG tham gia nghiên cứu, thành viên SOG làm tác giả chính, tác giả liên hệ.

– Hội thảo khoa học: Thành viên nhóm NCM tham gia các hội thảo khoa, liên khoa, chủ trì chính hội thảo cấp trường, hội thảo quốc tế do SOG, UEH tổ chức, chủ trì.

– Nghiên cứu theo đề tài, dự án: Thành viên nhóm NCM tham gia nghiên cứu đề tài, dự án trong nước và quốc tế do các thành viên nhóm NCM, SOG, UEH chủ trì.

– Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học: Tổ chức trại viết (writing camp), workshop hướng dẫn NCKH, nhằm bồi dưỡng kỹ năng công bố quốc tế, hoàn thành sản phẩm (bài báo).